Suy tĩnh mạch là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
12/08/2020
Suy tĩnh mạch nếu không được điều trị sớm gây nhiều hậu quả ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, một số ít hậu quả có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Suy giãn tĩnh mạch
1. Bệnh suy tĩnh mạch là gì?
Suy tĩnh mạch là để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết.
Vì một số nguyên nhân nào đó dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược lại gây ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Bệnh suy tĩnh mạch bản chất có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Tuy nhiên là bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn.
XEM THÊM:
2. Nguyên nhân và các yếu tố gây suy tĩnh mạch
-
Do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh
-
Tăng áp lực tĩnh mạch do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai
-
Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim
-
Viêm tĩnh mạch có gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu
-
Các yếu tố liên quan khác: Nữ giới mắc nhiều hơn, sinh đẻ nhiều lần, thừa cân, yếu tố nội tiết sử dụng nhiều thuốc tránh thai, lười vận động, hút thuốc lá, tuổi cao trên 50...
-
3. Triệu chứng nhận biết
3.1 Giai đoạn sớm
-
Cảm giác khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có khi có các cảm giác dị cảm kiến bò, nóng rát
-
Chuột rút ở bắp chân thường xảy ra vào ban đêm
-
Sưng phù xung quanh mắt cá chân, rõ vào buổi tối
-
Giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân
-
Đau nhức , tê mỏi chân
-
Các triệu chứng tăng lên vào chiều tối, sau khi đứng lâu và giảm sau khi ngủ dậy, sau nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh...
3.2 Giai đoạn sau
Hình thành huyết khối tĩnh mạch gây ra các triệu chứng:
-
Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
-
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
-
Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước và thay đổi màu sắc
-
Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
4. Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính
Bệnh nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:
-
Huyết khối tĩnh mạch sâu
-
Thuyên tắc phổi( tắc mạch máu ở phổi) nguy hiểm và gây tử vong cao
-
Đau mạn tính và loét chân
-
Phù mạch bạch huyết thứ phát
5. Các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch
5.1 Điều trị nội khoa
Thay đổi thói quen sinh hoạt hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu, tăng cường tập thể dục thể thao
Mang vớ áp lực: Đeo liên tục ban ngày hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.
Dùng thuốc: Giảm đau, chống viêm, giảm đau, tăng vững bền thành mạch, tan cục máu đông...
5.2 Chích xơ
Khi các giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú
5.3 Phẫu thuật
Cắt lấy bỏ các tĩnh mạch giãn, sửa van, tạo hình tĩnh mạch,......
5.4 Điều trị hiệu quả như thế nào?
Không giống như bệnh cảm sốt, nhức đầu thông thường có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính, là một dạng lão hóa của cơ thể, việc điều trị bệnh đòi hỏi sự kiên trì, kết hợp giữa việc dùng thuốc, mang vớ ép và kiêng cữ trong hoạt động hàng ngày. Người bệnh cần lựa chọn và kiên trì theo đuổi một quy trình điều trị để có kết quả tốt nhất.
Đến nay, trong Dược điển chưa có thuốc tây y nào điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên trong y học cổ truyền, trái nhàu (tên khoa học Morinda citrifolia) được xem như một bài thuốc hỗ trợ điều trị bênh giãn tĩnh mạch hiệu quả và đem lại kết quả khả quan đã được thử nghiệm trên thực tế. Trái nhàu tuy tác dụng chậm nhưng chắc và không có tác dụng phụ. Kết quả cho thấy việc sử dụng trái Nhàu có tác dụng rất tốt, giảm đau chân, giảm nặng chân, giảm sưng phù chân; giảm ngứa chân; giảm sưng mắt cá chân và bắp chân. Nghiên cứu cũng cho thấy trái Nhàu cho hiệu quả tương đương với mang vớ ép, hơn nữa người bệnh dễ tuân thủ hơn so với mang vớ ép.
Cách dùng: Trái nhàu chín thái mỏng, ngâm với đường theo tỷ lệ 9 phần nhàu 1 phần đường. Ngâm trong 3 tháng là dùng được. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 muổng canh nhàu ngâm đường hòa với nước ấm vừa uống vớt bỏ hạt.
Nhàu ngâm đường
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRÁI NHÀU:
Có 150 chất tìm thấy trong trái nhàu: Beta-caroten, canxi, acid linoleic, magiê, kali, sắt, kẽm, đồng, phospho, khoáng chất, protein, các vitamin nhóm B và những chất chống oxy hóa như vitaminC, vitamin E,... Đặc biệt trong trái nhàu còn chứa hợp chất Prexonine (một chất dinh dưỡng, nhiều gấp 40 lần so với trong trái dứa), hợp chất này khi kết hợp với enzyme prexonase (có trong dạ dày) sẽ tạo thành chất Xeronine. Khi Protein kết hợp với Xeronine tạo thành những khối có khả năng sản xuất năng lượng và giúp tế bào khỏe mạnh, phát triển hoàn hảo.
Các nghiên cứu của tiến sĩ Heinkch, của Annie Hizazumi (Đại học Hawaii Mỹ), của T.Hiramatzu, M.lmoto (Nhật), của C,Youno và A,Rolland (Pháp) đã xác định trái nhàu có khả năng ức chế các tế bào ung thư của Ras (một loại tế bào ung thư) và có tác dụng hạn chế và làm theo một khối u.
Trong trái nhàu cung cấp cho ta một enzyme, giúp cơ thể tiết ra Endorphin, một chất được gọi là ma túy nội sinh nên giúp cho ta cảm thấy vui vẻ, khoan khoái, chống buồn phiền, giảm căng thẳng thần kinh (stress), nhờ đó giảm huyết áp. Dùng liều cao gấp đôi, có thể giúp các cơn nghiện rượu, nghiện thuốc lá và cả ma túy nếu người nghiện có quyết tâm cao để cai.
Chi tiết: NHAU.COM.VN - Tel/Zalo: 0982-081-007
Liên hệ mua Nhàu:
NHÀU THÁI HƯNG
Địa chỉ: 36/1 Đường 10, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: (08)22.375.640 Hotline/Zalo: 098.208.1007
Email: caynhau@gmail.com Web:
www.Nhau.com.vn
FB:
QUẢ NHÀU Noni Thái Hưng